Báo Mỹ thực hiện phóng sự về gia đình doanh nhân Tân Hiệp Phát

>>> Tiểu sử CEO Trần Quý Thanh: https://www.facebook.com/tranquythanhceo/

Kênh truyền hình tài chính nổi tiếng thế giới CNBC (Mỹ) đã thực hiện phóng sự về một mô hình doanh nghiệp gia đình mà họ cho là thành công bậc nhất ở Việt Nam - Tân Hiệp Phát.

- Những năm 1990 mở ra một chân trời mới, tốc độ tăng trưởng nhảy vọt của nền kinh tế (khoảng 7% mỗi năm) đem đến vô vàn cơ hội. Chính trong khoảng thời gian này Tân Hiệp Phát bắt đầu được hình thành?

- Ông Trần Quí Thanh: Điều may mắn của tôi là được sinh sống và học tập dưới hai hệ thống là Tư bản chủ nghĩa trước năm 1975 và Xã hội chủ nghĩa bây giờ. Vào thời điểm đó, tình hình kinh tế rất xấu, các doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi rất khó khăn để tồn tại. Bấy giờ, có rất nhiều người rời bỏ Sài Gòn, nhưng tôi luôn ghi nhớ là: Không bao giờ từ bỏ quê hương mình.

Tân Hiệp Phát đang gặt hái những thành quả xứng đáng với công lao và tâm huyết: 4 nhà máy trên khắp Việt Nam với hơn 4.000 nhân viên, đầu tư 300 triệu USD cho 10 dây chuyền sản xuất tự động với công nghệ Aseptic. Theo ước tính mới nhất, THP đang phát triển hơn 100 sản phẩm mới?

- Bà Trần Uyên Phuong: Khi chúng tôi định tung ra thị trường sản phẩm trà xanh, rất nhiều chuyên gia trong nước băn khoăn, vì làm sao một công ty nội địa lại có thể thành công khi đóng chai một thứ mà người ta vẫn tặng miễn phí ở đa số các quán cà phê, đó là trà. Người ta luôn tặng kèm trà miễn phí. Khi các thương hiệu đa quốc gia, thương hiệu quốc tế đã thất bại ở phân khúc này, làm sao lại có thể tin rằng một công ty nội địa lại có thể chiến thắng?

Và nhiều người từ các chuyên gia đến marketeers ở các tập đoàn lớn liên tục thách thức chúng tôi. Nhưng ba tôi tin tưởng vào con đường ông đã chọn. Và ông ngay lập tức bắt tay vào hành động. Sau hai năm, thành công đã minh chứng cho niềm tin của ông. Trà xanh trở thành sản phẩm bán chạy hàng đầu ở Việt Nam.


Ông Trần Quí Thanh trả lời câu hỏi của CNBC.

- Là người sáng lập THP, trăn trở của ông là gì?

- Ông Trần Quí Thanh: Các con của tôi trước hết đều là những người lao động thực sự, lao động cật lực và sáng tạo không ngừng. Chúng đều cùng với tôi làm việc không dưới 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Quan trọng là chúng có cùng chung niềm đam mê, khao khát muốn phát triển Tân Hiệp Phát với tôi. Tuy nhiên họ tuổi còn trẻ, thiếu tự tin và sợ rủi ro, tôi cần sự liều lĩnh hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, quyết đoán hơn nữa. Đó là cách tốt nhất để học hỏi và để đưa doanh nghiệp đến một tầm cao mới.

- Ông hy vọng gì về tương lai của con gái mình trong công ty?

- Ông Trần Quí Thanh: Tôi phải chọn đúng người sẽ trở thành CEO của Công ty và trao lại trọng trách này cho người có năng lực. Tôi hy vọng rằng các con tôi sẽ làm việc cật lực để đạt được điều đó, thay vì mặc nhiên cho rằng chúng sẽ được trao cho một vị trí. Bởi vì kế thừa một doanh nghiệp không phải là một đặc lợi, mà là một trọng trách.

- Là thế hệ trẻ, mọi người có chia sẻ gì khi làm việc cho doanh nghiệp gia đình với bậc phụ huynh nghiêm khắc?

- Bà Trần Uyên Phương: Tôi đã phải làm việc ở vị trí thư ký trong suốt 9 tháng trời để chứng minh cho ba tôi thấy rằng tôi có khả năng.

- Bà Trần Ngọc Bích: Ông là người đòi hỏi rất khắt khe. Nếu có ý tưởng, ông sẽ thức dậy lúc 4 giờ sáng và sau đó đánh thức 2 chúng tôi: "Chúng ta cùng thảo luận về ý tưởng này đi nào".

- Tân Hiệp Phát là một tập đoàn còn khá trẻ với tuổi đời chỉ có 22 năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nhanh đến chóng mặt. Năm 2015, THP đã bán hơn 1 tỷ lít nước giải khát cũng như xuất khẩu sản phẩm sang 16 quốc gia khác trên khắp thế giới, bao gồm Trung Quốc và Úc… Ở tuổi 34, với trách nhiệm về marketing và phát triển thương hiệu tập đoàn, bà Trần Uyên Phương có suy nghĩ gì?

- Điều quan trọng mà chúng tôi hướng đến là phải bảo đảm các sản phẩm của Tân Hiệp Phát luôn sẵn có để người tiêu dùng tìm thấy. Ở đây, chúng tôi không gọi là “khách hàng” mà gọi là ”người tiêu dùng”. Ngay khi cảm thấy khát, người tiêu dùng có thể tìm thấy và uống ngay sản phẩm của chúng tôi. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần xây dựng một hệ thống để quản lý hơn 250 cửa hàng bán lẻ để mọi người luôn nhìn thấy thương hiệu THP và dễ dàng tìm thấy sản phẩm khi cần.


Bà Trần Uyên Phương - người được hy vọng kế thừa vị trí CEO Tân Hiệp Phát.

- Có phải ba cô luôn mong muốn cô sẽ làm việc cho Tân Hiệp Phát? Cô cũng biết chắc mình sẽ làm việc cho doanh nghiệp của gia đình mình?

- Bà Trần Uyên Phương: Ba tôi chưa bao giờ nói rằng ông muốn tôi làm việc cho THP. Nhưng ông chia sẻ với tôi nhiều câu chuyện về cuộc đời ông về triết lý sống, triết lý kinh doanh. Chính xác mà nói, tôi là người chọn lựa sẽ ở lại và gia nhập THP.

Tôi còn phải thương lượng mức lương với chính ba của mình và trải qua rất nhiều khó khăn, nhất là khi làm không đúng. Ba tôi luôn tỏ ra là một người sếp nghiêm khắc, công bằng. Có lúc bị chính ba mình trách phạt, tôi phải an ủi mẹ tôi rằng: “Đây là công việc của con và con phải làm việc. Hãy để con giành được niềm tin của sếp con”.


(còn tiếp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến