Bài 10: Ánh sáng cuối đường hầm từ những quan điểm mới

Bối cảnh khi đó là loạt tỉnh thành áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 15 và 16, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhiều nhà máy, doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng, nhiều người lao động không có thu nhập. Sự căng thẳng không chỉ xuất hiện trong các bệnh viện mà còn hiện hữu trên các tuyến đường, trên gương mặt của những người chủ doanh nghiệp và cả những người nông dân,...

Sự đổi thay về quan điểm từ người đứng đầu Chính phủ đã được nối tiếp bằng loạt thay đổi và hành động của các bộ ban ngành. Sự ra đời của những tổ công tác đặc biệt của Chính phủ và các bộ với mục tiêu tiếp nhận và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân đã bắt đầu có những hiệu quả nhất định.

Bộ Công Thương bắt tay Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thống nhất các quy định về lưu thông hàng hoá trên cả nước. Quan điểm về hàng hoá thiết yếu được thay đổi bằng những chỉ đạo quyết liệt hơn tới các địa phương mà không chỉ còn là những phát biểu, những đề xuất trong các cuộc họp. 

Chúng ta đã không còn gặp lại những câu chuyện oái oăm như "bánh mì không phải thực phẩm" hay "băng vệ sinh không phải hàng hoá thiết yếu". 

Những thay đổi mang lại kỳ vọng đổi thay, nối lại chuỗi cung ứng - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. (Ảnh: VGP).

Nhận xét